1. Nguyên nhân
Bệnh thối trái trên cây mận là do nấm Phytopthora sp. gây ra. Bệnh thường gây hại và phát triển mạnh vào mùa mưa, ẩm độ cao. Là điều kiện thích hợp để nấm phát triển gây thối trái.
- Điều kiện môi trường: Ngoài mùa mưa và độ ẩm cao, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm bệnh.
- Giai đoạn cây trồng: Cây mận trong giai đoạn ra hoa, đậu trái non thường dễ bị nhiễm bệnh hơn.
- Vệ sinh vườn: Vườn trồng mận không được vệ sinh sạch sẽ, để nhiều tàn dư thực vật cũng là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.
2. Triệu chứng thối trái cây mận
Trên trái thường xuất hiện các chấm màu nhạt hơn và có vẻ sũng nước, vết bệnh gặp điều kiện thuận lợi phát triển sẽ lan rộng và gây thối một đám, nặng có thể dẫn đến rụng trái. Bệnh thường tấn công trên các trái ở vị trí thấp xác mặt đất hoặc các trái ở vị trí cành sum sê thiếu ánh sáng.
- Vết bệnh: Ban đầu, vết bệnh thường xuất hiện dưới dạng các đốm nhỏ, tròn, màu nâu nhạt. Dần dần, vết bệnh lan rộng, lõm vào và có thể xuất hiện các vòng đồng tâm.
- Quả bị thối: Quả bị thối mềm, chảy nước, có mùi hôi thối đặc trưng.
- Hạt: Hạt bên trong quả bị thối thường bị nấm xâm nhập, gây đen và thối rữa.
3. Cách phòng trị và phục hồi mận bị thối trái
3.1. Cách phòng trị
Để phòng trừ bệnh thối trái mận cần áp dụng các biện pháp: cắt tỉa cành, tạo tán, tạo điều kiện cho vườn cây thông thoáng.
- Luân canh cây trồng: Tránh trồng mận liên tục trên một diện tích quá lâu.
- Chọn giống: Nên chọn những giống mận có khả năng kháng bệnh tốt.
- Bón phân hợp lý: Bón đủ các loại phân bón cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cây.
- Sử dụng chế phẩm sinh học: Ngoài các loại thuốc hóa học, có thể sử dụng các chế phẩm sinh học như Trichoderma, Bacillus subtilis để phòng trừ nấm bệnh.
Khi có trái bị bệnh không nên tưới nước lên tán cây, nhất là vào buổi chiều mát. Thu gom trái bệnh đem tiêu hủy tránh nấm bệnh lưu tồn và lây lan cho vụ sau.
3.2. Thuốc phòng trị mận thối trái
Khi mới có bệnh, phun các thuốc đặc trị nấm, phun thuốc ướt đều lên các chùm trái, nhất là các chùm phía dưới thấp và bên trong tán cây. Đặc biệt là vào mùa mưa.
Lưu ý khi sử dụng thuốc: Nên luân phiên các loại thuốc để tránh nấm bệnh kháng thuốc. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun thuốc.
- Thời điểm phun thuốc: Phun thuốc định kỳ 7-10 ngày/lần, đặc biệt vào các thời kỳ mưa nhiều, ẩm độ cao.
- Các loại thuốc: BM Siêu Diệt Nấm, Diệt Khuẩn,...
4. Thuốc phòng trị thối trái cây mận hiệu quả
Có thể sử các để phòng trừ thối trái trên mận như: BM Siêu Diệt Nấm, Diệt Khuẩn…
Diệt khuẩn (Fukada 3SL) là thuốc kháng sinh có hiệu lực phòng trừ cao đối với các bệnh vi khuẩn và nấm gây ra. Fukuda 3SL giúp giảm nồng độ vi rút, giúp cây vượt nhanh qua giai đoạn dễ nhiễm bệnh.
BM Siêu Diệt Nấm (Phaybuc 325SC) là thuốc trừ bệnh phổ rộng kết hợp 2 hoạt chất Difenoconazole và Azoxystrobin có tính lưu dẫn nội hấp mạnh, hiệu quả phòng trừ cao nhiều loại bệnh trên nhiều loại cây trồng. BM Siêu Diệt Nấm (Phaybuc 325SC) đăng ký đặc trị chết ẻo cây con trên lạc (đậu phộng).
LINK SẢN PHẨM: BM SIÊU DIỆT NẤM, DIỆT KHUẨN