Rệp sáp trên tiêu
Rệp sáp có hình bầu dục dài khoảng 4 mm, ngang 2-3 mm. Thân có phủ lớp sáp trắng, quanh mình có các tia sáp dài trắng xốp. Rệp càng lớn càng ít di chuyển, chúng di chuyển chủ yếu nhờ kiến cộng sinh.
Rệp sáp phát triển vào cuối mùa mưa và đầu mùa khô. Vào thời điểm này cần có biện pháp phòng trị kịp thời nếu không thì rệp sáp gây hại sẽ làm cho cây còi cọc, làm vườn lụy dần bị nặng sẽ dẫn đến chết cây.
Triệu chứng gây hại của rệp sáp
Rệp sáp sống tập trung thành từng đám bám chặt vào các ngọn non, cuống lá, chùm trái, kẽ cành hoặc mặt dưới lá. Chúng chích hút nhựa làm lá và quả héo khô, rụng non. Rệp hoạt động và tiết ra chất thải có màu đen bao quanh quả, bắm chặt trên lá làm mất khả năng quang hợp của lá cây.
Chất thải của rệp sáp còn là thức ăn cho kiến đến sống cộng sinh, kiến tha rệp chui xuống đất và tiếp tục bám chích hút nhựa ở gốc và rễ cây. Làm cho rễ cây không hút được dinh dưỡng dẫn đến cây tiêu cằn cỗi, lá vàng, hoa và quả phát triển kém rồi héo dần và chết khi bộ rễ bị gây hại nặng.
Vết thương do rệp sáp gây ra trên cây tiêu là nơi các nấm bệnh dễ xâm nhiễm, gây hại làm tiêu bị bệnh.
Biện pháp phòng trị rêp sáp trên cây tiêu
- Thu dọn tàn dư thực vật đem ra khỏi vườn, giữ vườn luôn sạch sẽ.
- Cắt tỉa cây che bóng để tạo độ thông thoáng và ánh sáng đầy đủ cho vườn tiêu.
- Tưới nước giữ độ ẩm vào mùa khô để hạn chế rệp sáp phát sinh.
- Thường xuyên kiểm tra vườn. Những chỗ rệp sáp hay xuất hiện như trên lá, cành, chùm quả, phần thân giáp với rễ trong đất. Nếu thấy xuất hiện bệnh thì phun thuốc trị ngay vì rệp sáp sinh sản rất nhanh.
- Có thể sử dụng các loại thuốc như sau để phun ngừa: RumBa, BM 247, BM 40,…
Thuốc trị rệp sáp
LINK SẢN PHẨM: RUMBA, BM 4O, BM 247