Khi cành bò qua đầu trụ, tiến hành bẻ đầu trụ. Bẻ bốn cành từ bốn hom lại theo hình chữ thâp cố định trên đầu trụ bằng dây ( nên bẻ cành vào buổi chiều vì vào buổi chiều cành thanh long rất và dễ bẻ hơn không bị dập, hay gẫy canh)
Chọn cành tạo tán theo quy tắt 1 cành mẹ từ 1-2 cành con (chọn cành mập, khỏe tốt) theo hướng từ trong đầu trụ ra ngoài.
Năm thứ 2: tỉa nhẹ để tạo tán dù.
Cuối năm thứ 3 mỗi trụ có độ 100 cành, phân bố đều trên đầu trụ. Tỉa cành già làm thông thoáng tán cây, giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi cành mới. Có 3 cách cắt tỉa:
- Tỉa đầu
Thực hiện sau thu hoạch hoặc trước đợt thu quả cuối cùng. Cắt tất cả các cành xấu, giữ lại khoảng 50 cành trên đầu trụ. Cắt 3/4 chiều dài của các cành già phía dưới, các tược non sẽ mọc ra.
Ưu điểm: Dễ làm, đỡ tốn công.
Khuyết điểm: qua nhiều năm các lớp cành chồng chất lên nhau nên bụi thanh long bị đôn lên cao.
- Tỉa lựa
Lựa cắt các cành cần tỉa.
Ưu điểm: Tạo được sự thông thoáng, qua nhiều năm trụ không đôn lên cao. Giữ được sự cân đối giữa các cành của tán cây.
Khuyết điểm: Tốn công.
- Tỉa sửa cành
Để kiểm soát số cành con trên cành mẹ (cành sừng trâu).
Chỉ giữ lại 1-3 cành con/cành mẹ, các cành con/mẹ xa nhau và phân bố đều.
Giữ lại các cành mập, khỏe, tỉa bỏ những cành mọc lòa xòa ra lối đi.
Do nhu cầu tạo quả trái vụ, một số cành già trước đây thường bị tỉa đi, nay được giữ lại để tạo cảm ứng ra hoa bằng thắp đèn.
VIDEO HƯỚNG DẪN TỈA CÀNH THANH LONG CHI TIẾT, CỤ THỂ
Tỉa cành tạo tán là giúp cho thanh long là tạo bộ tán, bộ khung cân đối hài hòa và đẹp mắt, cắt bỏ bớt những cành yếu, xấu và khả năng cho trái kém. Làm tốt kỹ thuật này sẽ giúp cây sinh trưởng mạnh cho năng suất cao, trái đẹp, to tròn và thời gian cho trái được kéo dài.